NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SÀN NÂNG KỸ THUẬT

Sàn nâng kỹ thuật là gì - Ứng dụng - Tiện ích

 Định nghĩa: sàn nâng kỹ thuật là một hệ thống bao gồm các tấm sàn có kích thước tiêu chuẩn được đặt trên hệ chân đỡ bằng kim lọai nằm trên bề mặt sàn bê tông. Sau khi lắp đặt hòan chỉnh hệ thống sẽ tạo ra khỏang trống bên dưới tấm sàn và mặt sàn bê tông để lắp đặt các tiện ích cho cho công trình như: hệ thống cáp điện, điện thọai, hệ thống lạnh...
 Ứng dụng: hệ thống sàn nâng kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình: bưu chính viễn thông, phòng điều khiển, phòng tổng đài, các nhà máy điện, nhà máy công nghiệp, các công trình văn phòng cho thuê, các văn phòng công ty...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SÀN NÂNG KỸ THUẬT

 Tiện ích:
 Dễ dàng bảo trì hệ thống điện bên dưới hệ thống sàn nâng kỹ thuật.
 Tạo thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng làm việc.
 Dễ dàng bảo trì, sữa chữa hệ thống lạnh nếu được lắp đặt bên dưới hệ thống san nang ky thuat.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang trí, sữa chữa hoặc có di dời...
Giới thiệu chi tiết về sàn nâng kỹ thuật.
    Hệ thống sàn nâng kỹ thuật bao gồm 3 phần chính là: tấm sàn, chân đỡ tấm sàn và thanh giằng, ngòai ra còn có một số phụ kiện để lắp đặt hòan chỉnh hệ thống sàn nâng gồm: keo dán chân đỡ, vít bắt thanh giằng, chụp nâng tấm sàn.


Tấm sàn: tấm sàn được làm bằng thép tấm dập dạng hộp và sơn tĩnh điện ở bên ngòai. Lõi bên trong của tấm sàn được độn xi măng để tăng độ cách âm và chịu lực. Kích thước tiêu chuẩn của tấm sàn: 600 x 600mm, dày 35mm. Bề mặt của tấm sàn được hòan thiện bằng lớp High Pressure Laminate chống tĩnh điện dày 1.2mm hoặc gạch nhựa chống tĩnh điện hoặc chưa được hòan thiện để có thể trải thảm.
Chân đỡ tấm sàn: được làm bằng thép mạ bao gồm 3 phần:
Phần đế chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước 2.5mm x 100mm x 100mm.
Phần ống túyp chân đỡ: được làm bằng ống sắt tròn có đường kính 25mm, dày 1.3mm ống sắt được gắn vào phần đế chân đỡ, chiều cao ống sắt phụ thuộc vào chiều cao mặt sàn hòan thiện yêu cầu.
Phần đầu chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước: 3.5mm x 76mm x 76mm phần này được gắn vào một cốt răng có chiều dài khỏang 80mm, khỏang cốt răng này có mục đích để tăng giảm độ cao chân đỡ trong khỏang +/-25mm nhằm mục đích bù phần chênh lệch cao độ do mặt sàn bê tông không bằng phẳng.
Chân đỡ tấm sàn được liên kết xuống mặt sàn bê tông bằng keo dán chân đỡ.
Thanh giằng: được làm bằng thép mạ dày 1mm có dạng hộp, kích thước 20mm x 30mm x 568mm, thanh giằng được gắn vào phần đầu chân đỡ bằng vít bắt thanh giằng. Mục đích của thanh giằng nhằm liên kết các chân đỡ với nhau để làm tăng độ vững chắc và chịu lực của cả hệ thống sàn.


Thông số chịu tải của tấm sàn nâng kỹ thuật.
Hệ thống sàn nâng kỹ thuật được kiểm định theo tiêu chuẩn GB/T19001-2008/ISO9001:2008 Raised Access Floor – Platform Performance Specification bởi Ever Win Quality Certification Center (Trung Quốc) và EN 12825:2001 bởi TUV AUSTRIA CENT GMBH và phải đạt được các thông số chịu tải quan trọng sau:
Tải tập trung: 4.45 kN (tương đđđương 453 kg.)/625mm2 (1 inch vuông), tải được thử nghiệm khi đặt một vật có tải trọng trên diện tích 625mm2 (1 inch vuông) trên bất cứ điểm nào của tấm sàn và tấm sàn chịu được tải này với độ võng tối đa là 2.4mm.
Tải dàn đều: 23.00 kN (tương đương 2,300 kg.)/M2, tải được thử nghiệm khi đặt một vật có tải trọng trên diện tích 01 mét vuông diện tích sàn và hệ thống sàn chịu được tải này với độ võng tối đa là 2.4mm.
Hệ số an tòan của hệ thống sàn nâng: 3, được thử bằng cách nâng gấp 3 lần tải tập trung hoặc tải dàn đều mà hệ thống sàn nâng vẫn không bị gãy hoặc vỡ.
Tải va đập: 67 kg., được thử bằng cách thả một vật có trọng lượng là 67kg. từ độ cao 1M và hệ thống vẫn không bị gãy hoặc vỡ.
Độ phẳng của tấm sàn, độ xoắn tấm sàn và độ vuông của tấm sàn: dung sai sai lệch về độ phẳng của tấm sàn không vượt quá giới hạn cho phép là: 0.75mm, dung sai về độ vặn xoắn của tấm sàn không được vượt quá giới hạn cho phép là 1.0mm và dung sai về độ vuông của tấm sàn không vượt quá 0.06mm.
Độ chống tĩnh điện: tấm sàn khi được hoàn thiện bằng lớp High Pressure Laminates chống tĩnh điện sẽ có điện trở kháng trong khoảng từ 106Ω - 108Ω.
Các vật liệu hoàn thiện thêm: Tuỳ theo yêu cầu của công trình hoặc do chỉ định từ đơn vị tư vấn, thiết kế. Hệ thống sàn nâng kỹ thuật có thể được lắp đặt thêm các tấm cách nhiệt để chống thất thoát nhiệt khi sử dụng hệ thống làm lạnh từ bên dưới. Hệ san nang ky thuat và các chân đỡ tấm sàn có thể được liên kết với nhau bằng dây cáp đồng sau đó kết nối vào hệ thống nối đất của công trình để chống sốc điện làm ảnh hưởng đến độ ổn định của thiết bị.

Quy trình lắp đặt:
Chuẩn bị mặt bằng:
Mặt bằng phải sạch, khô và phẳng.
Dung sai cho phép trên toàn bộ mặt bằng không vượt quá 10mm.
Các công tác thi công trần, sơn nước, điện nước phải được hoàn thiện trước khi tiến hành thi công lắp đặt hệ thống sàn nâng kỹ thuật.

Thi công lắp đặt:
  Tập kết vật tư tại mặt bằng thi công hoặc tại điểm gần nhất với vị trí thi công. Nên tập kết vật tư thành từng nhóm trên bề mặt sàn thi công, tránh tập kết dồn vào một chỗ sẽ ảnh hưởng đến độ chịu tải của sàn thi công.
   Xác định vị trí lắp đặt sàn nâng, xác định điểm bắt đầu, đánh dấu trên toàn bộ mặt sàn bằng cách búng mực.
   Thi công lắp đặt chân đỡ tấm sàn.
   Thi công lắp đặt tấm trải cách nhiệt (nếu có).
   Thi công hệ thống nối đất (nếu có).
   Cân chỉnh cao độ chân đỡ.
   Thi công lắp đặt thanh giằng ngang.
   Thi công lắp đặt tấm san nang ky thuat.
   Cân chỉnh, dọn vệ sinh hoàn thiện công trình.
  Hướng dẫn bảo dưỡng: Lau dọn hàng ngày bằng dụng cụ lau nhà đã nhúng nước và vắt khô. Nếu có vết bẩn khó lau sạch thì có thể sử dụng xà phòng hoặc hoá chất trung tính để tẩy rửa.

Chú ý: sử dụng ván ép dày tối thiểu 10mm lót trên bề mặt sàn nâng kỹ thuật khi di dời thiết bị nặng vào mặt bằng có sàn nâng kỹ thuật để tránh trầy xướt.

Bài viết khác